Phương pháp chọn giống



Trong phương hướng công tác giống , nhân thuần chủng để tạo ra các dòng heo khác nhau phù hợp với thị trường và điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. cho các giống heo ngoại lai tạo với các giống heo địa phương để nâng cao sức sản xuất và sức đề kháng bệnh, ...

- Chọn giống heo , chọn những cá thể đực và cái tốt, cho giao phối với nhau để tạo ra đời con tốt hơn và loại thải các cá thể xấu ra khỏi quần thể. Trong trường hợp lai giống, chúng ta sử dụng con đực có năng suất cao và con cái có khả năng chống chịu bệnh tốt nhưng đòi hỏi chúng phải thuần về giống để có ưu thế lai cao trong quá trình lai tạo. Ví dụ dùng đực Yorkshire lai với nái Móng Cái, ta được con lai F1 có ưu thế cao nhất. Thông thường ưu thế lai cao nhất ở đời lai F1 và giảm dần, cứ giảm 50% sau một đời lai.
- Mục đích của chọn giống heo cho đáp ứng cho các đối tượng:
  • Người chăn nuôi: heo nái đẻ nhiều con, heo chóng lớn và có sức khỏe tốt
  • Các lò mổ: Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ nước thấp
  • Người phân phối: Màu thịt đẹp, mềm, ngon và ít hao hụt
1. Chọn lọc lần lượt
- Đây là hình thức chọn lọc theo từng tính trạng, được coi là phương pháp chọn lọc có từ lâu đời. Theo cách chọn này người làm công tác giống chọn từng tính trạng một. Chọn lọc lần lượt là phương pháp chọn theo từng tính trạng, khi tính trạng thứ nhất chọn lọc đã đạt được yêu cầu, thì mới tiến hành chọn lọc tính trạng thứ 2, thứ 3. Phương pháp này có khi chọn được tính trạng này thì kéo theo tính trạng khác, hoặc kéo theo tính trạng gắn liền với nhau và có thể có lợi cho thời gian chọn lọc. Ví dụ khi chọn được heo có tỷ lệ nạc cao, thì diện tích cơ thăn cũng được tăng lên. Tuy nhiên trong quá trình chọn người chọn giống làm thế nào để độc lập được tính trạng mà mình cần chọn. Đây là phương pháp tốn nhiều thời gian.
2. Chọn lọc loại thải độc lập
Phương pháp này xác định trước các tiêu chuẩn cần chọn lọc đồng thời cho nhiều tính trạng. . Phương pháp này cũng gặp khó khăn trong việc xếp loại các cá thể được chọn, có khi một cá thể nào đó có được chọn một tính trạng xuất sắc nhưng lại loại bỏ đi những tính trạng có ưu thế hay kép theo tính trạng có tương quan di truyền âm. Ví dụ: Chọn được tính trạng tăng trọng nhanh, lại kéo theo tính trạng sức đề kháng kém.
3. Chọn lọc cá thể
- Chọn lọc cá thể hay còn gọi kiểm tra cá thể. Chọn lọc cá thể là khâu rất quan trọng, chọn trực tiếp cá thể mà mình cần chọn để xác định giá trị giống của con vật thông qua các bước chọn qua các thế hệ. Tổ tiên, bản thân và đời sau và người làm công tác giống heo phải chọn từng cá thể hay chọn cả đàn theo kiểu hình và kiểu gen. Như vậy, chọn theo kiểu hình là căn cứ các tính trạng về ngoại hình để chúng ta chọn đây là phương pháp chọn cổ điển xem xét ngoại hình thể chất để đánh giá chất lượng con giống.
- Chọn lọc qua tổ tiên là căn cứ vào ông bà, cha mẹ anh chị em ruột của con vật để chúng ta chọn, tổ tiên của con vật phải có thành tích tốt trong sản xuất như năng suất cao, chất lượng tốt và sức đề kháng tốt.
- Chọn lọc bản thân căn cứ vào các tính trạng của bản thân con vật mà chúng ta đang chọn thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (các chỉ tiêu sản xuất) đạt theo tiêu chuẩn của một phẩm giống nào đó (bao gồm cả chỉ tiêu về số lượng và chỉ tiêu về chất lượng).
- Chọn lọc qua đời sau là phương pháp kiểm tra các con giống thông qua đàn con của chúng. Đây là phương pháp kiểm tra các cá thể bố mẹ trong quá trình sản xuất ra đời con và khẳng định giá trị giống của đời bố mẹ thông qua đàn co