Các loại vaccin dùng trong chăn nuôi
Vacxin
là chế phẩm sinh học được chế từ vi sinh vật đã bị giết chết (vacxin
chết, vacxin vô hoạt) hoặc bị giảm độc (vacxin nhược độc)...
- Vacxin nhược độc là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn gây miễn dịch tốt, hoặc là từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên. Người ta có thể làm giảm độc vi khuẩn hoặc virut bằng nhiều cách nuôi cấy trong điều kiện bất lợi (nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42 °C hoặc trong môi trường CO2, nuôi vi khuẩn lao trong môi trường có mật bò), có thể làm khô (vacxin dại Pasteur), để cho vi khuẩn già đi (vacxin tụ huyết trùng của Pasteur), tiếp đời liên tục qua một loại động vật không cảm thụ tự nhiên (vacxin nhược độc dịch tả trâu bò qua thỏ hoặc qua lợn, vacxin nhược độc dịch tả lợn qua thỏ hoặc qua bê), tiếp đời qua thai trứng (vacxin Newcastle, vacxin dịch tả vịt, vacxin đậu gà). Một số vacxin được chế từ các chủng mầm bệnh nhược độc tự nhiên (vacxin Newcastle V4 chịu nhiệt, vacxin bệnh Marek).
- Vacxin vô hoạt là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet,... (Vacxin ung khí thán cũng như các vacxin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn,... thường dùng trước đây là những vacxin vô hoạt bằng formol pha chất bổ trợ là keo phèn).
- Giải độc tố (toxoid): độc tố của vi khuẩn đã được giải độc bằng một số hóa chất nhất định (thường là formol hoặc phenol). Giải độc tố uốn ván, chẳng hạn, là chế phẩm sinh học hữu hiệu và an toàn đối với người và động vật. Giải độc tố mất độc tính nhưng còn tính sinh miễn dịch. Khác với vacxin gây miễn dịch các bệnh do vi khuẩn, giải độc tố chỉ gây miễn dịch với độc tố của vi khuẩn.
Các loại vacxin vô hoạt và giải độc tố thường an toàn và ít gây phản ứng phụ. Tuy nhiên, cần phải dùng với liều tiêm khá lớn do trong vacxin phải có chất bổ trợ để duy trì kháng nguyên kéo dài trong cơ thể nên việc sử dụng gặp nhiều phiền toái và chất bổ trợ cũng có thể gây kích thích dẫn đến những phản ứng phụ bất lợi. Sau khi tiêm trung bình từ 2 - 3 tuần lễ thì cơ thể mới có miễn dịch. Độ dài miễn dịch thường ngắn (3 - 6 tháng) vì vậy có loại phải tiêm nhiều lần trong năm.
- Vacxin hóa học hấp thụ (vacxin kháng nguyên) là vacxin được chế bằng cách dùng kháng nguyên chiết xuất từ vi khuẩn ra (vi khuẩn đã loại hết tạp chất) rồi cho hấp phụ trên hóa chất như allumini phosphat, calci phosphat. Loại vacxin này chủ yếu để gây miễn dịch với nhiều bệnh trong cùng một thời gian nhất định.
- Các vacxin nhược độc được chế từ vi khuẩn và virut có độc lực thấp, gây miễn dịch tốt hơn vacxin vô hoạt. Vacxin virut nhược độc thường gây miễn dịch sớm (3 - 4 ngày sau khi tiêm, do hiện tượng cản nhiễm hay can thiệp cảm nhiễm), thời gian miễn dịch tương đối dài. Nhưng những loại vacxin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm
- Vacxin tái tổ hợp là những vacxin được chế bằng cách tách gen chịu trách nhiệm mã hóa kháng nguyên thiết yếu nào đó rồi đưa di nạp vào cơ thể khác dễ nuôi cấy, chế tạo, bảo quản và cũng ít độc hơn (virut vacxin đậu, trực khuẩn đại tràng, tằm hoặc thậm chí thực vật cho rau và quả,...) để sản xuất đồng loạt sinh vật biểu hiện tính trạng mới là sản sinh kháng nguyên do gen của mầm bệnh ngoại lai chi phối. Những thí nghiệm qua đường miệng (nhữ mồi thịt cho cáo, chồn,...) về ứng dụng vacxin virut dại tái tổ hợp trong virut vaccinia (vacxin đậu mùa) để khống chế bệnh dại ở châu Âu đã cho kết quả rất khích lệ: làm giảm số trường hợp động vật nông nghiệp bị dại quanh vùng thử nghiệm.
Ngoài các loại vacxin trên, còn có loại vacxin cường độc (hiện nay không còn dùng nữa) chế từ vi khuẩn hay virut độc lực cao, gây miễn dịch mạnh nhưng dùng nguy hiểm vì có thể gây bệnh và phát dịch. Vật được tiêm sẽ chứa và gieo rắc mầm bệnh sống ra môi trường.
- Vacxin nhược độc là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn gây miễn dịch tốt, hoặc là từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên. Người ta có thể làm giảm độc vi khuẩn hoặc virut bằng nhiều cách nuôi cấy trong điều kiện bất lợi (nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42 °C hoặc trong môi trường CO2, nuôi vi khuẩn lao trong môi trường có mật bò), có thể làm khô (vacxin dại Pasteur), để cho vi khuẩn già đi (vacxin tụ huyết trùng của Pasteur), tiếp đời liên tục qua một loại động vật không cảm thụ tự nhiên (vacxin nhược độc dịch tả trâu bò qua thỏ hoặc qua lợn, vacxin nhược độc dịch tả lợn qua thỏ hoặc qua bê), tiếp đời qua thai trứng (vacxin Newcastle, vacxin dịch tả vịt, vacxin đậu gà). Một số vacxin được chế từ các chủng mầm bệnh nhược độc tự nhiên (vacxin Newcastle V4 chịu nhiệt, vacxin bệnh Marek).
- Vacxin vô hoạt là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet,... (Vacxin ung khí thán cũng như các vacxin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn,... thường dùng trước đây là những vacxin vô hoạt bằng formol pha chất bổ trợ là keo phèn).
- Giải độc tố (toxoid): độc tố của vi khuẩn đã được giải độc bằng một số hóa chất nhất định (thường là formol hoặc phenol). Giải độc tố uốn ván, chẳng hạn, là chế phẩm sinh học hữu hiệu và an toàn đối với người và động vật. Giải độc tố mất độc tính nhưng còn tính sinh miễn dịch. Khác với vacxin gây miễn dịch các bệnh do vi khuẩn, giải độc tố chỉ gây miễn dịch với độc tố của vi khuẩn.
Các loại vacxin vô hoạt và giải độc tố thường an toàn và ít gây phản ứng phụ. Tuy nhiên, cần phải dùng với liều tiêm khá lớn do trong vacxin phải có chất bổ trợ để duy trì kháng nguyên kéo dài trong cơ thể nên việc sử dụng gặp nhiều phiền toái và chất bổ trợ cũng có thể gây kích thích dẫn đến những phản ứng phụ bất lợi. Sau khi tiêm trung bình từ 2 - 3 tuần lễ thì cơ thể mới có miễn dịch. Độ dài miễn dịch thường ngắn (3 - 6 tháng) vì vậy có loại phải tiêm nhiều lần trong năm.
- Vacxin hóa học hấp thụ (vacxin kháng nguyên) là vacxin được chế bằng cách dùng kháng nguyên chiết xuất từ vi khuẩn ra (vi khuẩn đã loại hết tạp chất) rồi cho hấp phụ trên hóa chất như allumini phosphat, calci phosphat. Loại vacxin này chủ yếu để gây miễn dịch với nhiều bệnh trong cùng một thời gian nhất định.
- Các vacxin nhược độc được chế từ vi khuẩn và virut có độc lực thấp, gây miễn dịch tốt hơn vacxin vô hoạt. Vacxin virut nhược độc thường gây miễn dịch sớm (3 - 4 ngày sau khi tiêm, do hiện tượng cản nhiễm hay can thiệp cảm nhiễm), thời gian miễn dịch tương đối dài. Nhưng những loại vacxin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm
- Vacxin tái tổ hợp là những vacxin được chế bằng cách tách gen chịu trách nhiệm mã hóa kháng nguyên thiết yếu nào đó rồi đưa di nạp vào cơ thể khác dễ nuôi cấy, chế tạo, bảo quản và cũng ít độc hơn (virut vacxin đậu, trực khuẩn đại tràng, tằm hoặc thậm chí thực vật cho rau và quả,...) để sản xuất đồng loạt sinh vật biểu hiện tính trạng mới là sản sinh kháng nguyên do gen của mầm bệnh ngoại lai chi phối. Những thí nghiệm qua đường miệng (nhữ mồi thịt cho cáo, chồn,...) về ứng dụng vacxin virut dại tái tổ hợp trong virut vaccinia (vacxin đậu mùa) để khống chế bệnh dại ở châu Âu đã cho kết quả rất khích lệ: làm giảm số trường hợp động vật nông nghiệp bị dại quanh vùng thử nghiệm.
Ngoài các loại vacxin trên, còn có loại vacxin cường độc (hiện nay không còn dùng nữa) chế từ vi khuẩn hay virut độc lực cao, gây miễn dịch mạnh nhưng dùng nguy hiểm vì có thể gây bệnh và phát dịch. Vật được tiêm sẽ chứa và gieo rắc mầm bệnh sống ra môi trường.
TINLIÊN QUAN
Tránh tác hại của nhiệt độ trong sản xuất thức ăn (TĂ) gia súc
Nguyên tắc khi sử dụng vaccine
Quản lý vắc – xin dịch tả heo
PENICILLIN
Tetracylin
Phương pháp sử dụng kháng sinh Streptomycin
Phương pháp dùng kháng sinh
Những điều cần biết khi dùng kháng sinh
Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh
Mục tiêu của nhà chọn giống
Phương pháp chọn giống
Hướng dẫn chọn nọc giống cho nhà chăn nuôi
Các hệ thống lai trong chăn nuôi heo
Các nguyên lý về giống và di truyền
Nâng cao năng suất sinh sản bò cái
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS)
Bệnh bại liệt trước khi sinh
Bệnh nhiễm ký sinh trùng
Quản lý trại đẻ
Tiêu chuẩn VIETGAHP
Vai trò của nước trong chăn nuôi heo
Chăm sóc heo nái nuôi con
Chăm sóc nái mang thai