Nâng cao năng suất sinh sản bò cái
Trong
chăn nuôi bò, để có nhiều sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn
nuôi, một trong những vấn đề rất quan trọng là phải làm sao để bò cái...
Trong chăn nuôi bò, để có nhiều sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế
chăn nuôi, một trong những vấn đề rất quan trọng là phải làm sao để bò
cái...
Trong
thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khoảng cách lứa đẻ của bò cái
thường kéo dài, khoảng 390-450 ngày hoặc dài hơn. Để khắc phục tình
trạng này, cần tiến hành đồng bộ ba biện pháp sau đây:
1. Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bò cái trước, trong khi đẻ và ngay sau khi đẻ
- Vào giai đoạn trước khi đẻ 2 tháng và ngay sau khi đẻ, nuôi dưỡng bò cái hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gia súc.
- Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ: vệ sinh chuồng đẻ sạch sẽ, bảo đảm các điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt, dự phòng những tai biến trong khi sinh.
- Sau khi bò đẻ nên dùng dung dịch Rivanol 1 - 2% hoặc dung dịch Lugol để thụt rửa tử cung (dung dịch Lugol là hỗn hợp I2, KI và nước cất pha theo tỷ lệ 1:2:300).
- Trong trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục, cần can thiệp và điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản của bò cái.
2. Phát hiện động dục kịp thời, không bỏ sót
- Vấn đề này chỉ áp dụng cho trường hợp phối giống trực tiếp có hướng dẫn hoặc thụ tinh nhân tạo. Không áp dụng cho trường hợp chăn nuôi bò đàn (phối giống tự do).
- Phát hiện bò cái động dục và xác định thời điểm phối tinh thích hợp là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi. Để việc phát hiện bò cái động dục được tốt và hiệu quả, cần:
- Có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi con bò: tuổi, ngày đẻ lần cuối, lần đẻ cuối có diễn ra bình thường không? Ngày, tháng động dục, ai phối tinh? phối tinh loại gì ? ....
- Phải quan sát để phát hiện động dục 3 lần/ngày (sáng, trưa và tối; tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối). Độ dài mỗi lần quan sát phụ thuộc vào số lượng gia súc trong đàn (thông thường từ 15 - 30 phút).
- Thả bò cái ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để dễ dàng quan sát các dấu hiệu động dục.
- Cũng có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ phát hiện động dục: phương pháp dùng bò đực thí tình, phương pháp sờ nắn qua trực tràng
3. Đảm bảo phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo cho bò cái đạt tỷ lệ thụ thai cao
Trường hợp phối giống trực tiếp, phải sử dụng những con đực giống tốt, đã được tuyển chọn kỹ. Phối giống trực tiếp có thể là:
- Phối giống có hướng dẫn: tức là nhảy trực tiếp do con người chỉ đạo, giám sát và có thể quy định một số chỗ nhất định để con đực, con cái giao phối.
- Phối giống tự do: tức là thả chung bò đực giống với đàn bò cái (nuôi bò đàn). Hình thức này cho tỷ lệ thụ thai cao nếu đảm bảo tỷ lệ đực - cái trong khoảng 1/25-30 và thường xuyên chú ý bồi dưỡng đực giống, đặc biệt là vào các mùa sinh sản (mùa xuân và mùa thu).
Trong điều kiện chăn nuôi bò ở nước ta hiện nay, việc thụ tinh nhân tạo thường do dẫn tinh viên tiến hành, rất ít người chăn nuôi có thể tự phối tinh cho bò được. Vấn đề quan trọng là mỗi người chăn nuôi phải có hiểu biết về đặc điểm sinh lý sinh sản và động dục của bò cái, có biện pháp theo dõi động dục chặt chẽ, khoa học và khi phát hiện thấy bò động dục phải báo ngay cho dẫn tinh viên.
Những nguyên tắc cơ bản để thụ tinh nhân tạo đạt hiệu quả cao :
- Chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt (tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng sau giải đông phải trên 30%...) để phối cho bò cái động dục; áp dụng đúng đắn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
- Các thao tác chuẩn bị thụ tinh nhân tạo phải tiến hành trong bóng râm và tránh tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tinh.
- Phải tiến hành phối tinh trong điều kiện yên tĩnh, không gây tác động thô bạo cho bò cái.
- Cần xác định chính xác thời điểm phối tinh thích hợp nhất là vào nửa thứ hai của thời gian động dục. Muốn vậy, mỗi ngày nên quan sát động dục tối thiểu 2 -3 lần.
Trong thực tế sản xuất, người ta thường áp dụng một quy tắc đơn giản “sáng – chiều”: tiến hành quan sát các dấu hiệu động dục 2 lần/ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối vào lúc chiều tối, còn nếu thấy động dục vào buổi tối thì phối vào sáng sớm ngày hôm sau (có thể tiến hành phối tinh lặp lại, 12 giờ sau lần phối thứ nhất).
- Mặc dù sau khi đẻ bò cái có thể động dục sớm, nhưng không nên phối tinh lần đầu tiên trước 2 tháng, vì tỷ lệ thụ thai thường thấp.
1. Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bò cái trước, trong khi đẻ và ngay sau khi đẻ
- Vào giai đoạn trước khi đẻ 2 tháng và ngay sau khi đẻ, nuôi dưỡng bò cái hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gia súc.
- Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ: vệ sinh chuồng đẻ sạch sẽ, bảo đảm các điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt, dự phòng những tai biến trong khi sinh.
- Sau khi bò đẻ nên dùng dung dịch Rivanol 1 - 2% hoặc dung dịch Lugol để thụt rửa tử cung (dung dịch Lugol là hỗn hợp I2, KI và nước cất pha theo tỷ lệ 1:2:300).
- Trong trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục, cần can thiệp và điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản của bò cái.
2. Phát hiện động dục kịp thời, không bỏ sót
- Vấn đề này chỉ áp dụng cho trường hợp phối giống trực tiếp có hướng dẫn hoặc thụ tinh nhân tạo. Không áp dụng cho trường hợp chăn nuôi bò đàn (phối giống tự do).
- Phát hiện bò cái động dục và xác định thời điểm phối tinh thích hợp là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi. Để việc phát hiện bò cái động dục được tốt và hiệu quả, cần:
- Có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi con bò: tuổi, ngày đẻ lần cuối, lần đẻ cuối có diễn ra bình thường không? Ngày, tháng động dục, ai phối tinh? phối tinh loại gì ? ....
- Phải quan sát để phát hiện động dục 3 lần/ngày (sáng, trưa và tối; tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối). Độ dài mỗi lần quan sát phụ thuộc vào số lượng gia súc trong đàn (thông thường từ 15 - 30 phút).
- Thả bò cái ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để dễ dàng quan sát các dấu hiệu động dục.
- Cũng có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ phát hiện động dục: phương pháp dùng bò đực thí tình, phương pháp sờ nắn qua trực tràng
3. Đảm bảo phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo cho bò cái đạt tỷ lệ thụ thai cao
Trường hợp phối giống trực tiếp, phải sử dụng những con đực giống tốt, đã được tuyển chọn kỹ. Phối giống trực tiếp có thể là:
- Phối giống có hướng dẫn: tức là nhảy trực tiếp do con người chỉ đạo, giám sát và có thể quy định một số chỗ nhất định để con đực, con cái giao phối.
- Phối giống tự do: tức là thả chung bò đực giống với đàn bò cái (nuôi bò đàn). Hình thức này cho tỷ lệ thụ thai cao nếu đảm bảo tỷ lệ đực - cái trong khoảng 1/25-30 và thường xuyên chú ý bồi dưỡng đực giống, đặc biệt là vào các mùa sinh sản (mùa xuân và mùa thu).
Trong điều kiện chăn nuôi bò ở nước ta hiện nay, việc thụ tinh nhân tạo thường do dẫn tinh viên tiến hành, rất ít người chăn nuôi có thể tự phối tinh cho bò được. Vấn đề quan trọng là mỗi người chăn nuôi phải có hiểu biết về đặc điểm sinh lý sinh sản và động dục của bò cái, có biện pháp theo dõi động dục chặt chẽ, khoa học và khi phát hiện thấy bò động dục phải báo ngay cho dẫn tinh viên.
Những nguyên tắc cơ bản để thụ tinh nhân tạo đạt hiệu quả cao :
- Chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt (tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng sau giải đông phải trên 30%...) để phối cho bò cái động dục; áp dụng đúng đắn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
- Các thao tác chuẩn bị thụ tinh nhân tạo phải tiến hành trong bóng râm và tránh tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tinh.
- Phải tiến hành phối tinh trong điều kiện yên tĩnh, không gây tác động thô bạo cho bò cái.
- Cần xác định chính xác thời điểm phối tinh thích hợp nhất là vào nửa thứ hai của thời gian động dục. Muốn vậy, mỗi ngày nên quan sát động dục tối thiểu 2 -3 lần.
Trong thực tế sản xuất, người ta thường áp dụng một quy tắc đơn giản “sáng – chiều”: tiến hành quan sát các dấu hiệu động dục 2 lần/ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối vào lúc chiều tối, còn nếu thấy động dục vào buổi tối thì phối vào sáng sớm ngày hôm sau (có thể tiến hành phối tinh lặp lại, 12 giờ sau lần phối thứ nhất).
- Mặc dù sau khi đẻ bò cái có thể động dục sớm, nhưng không nên phối tinh lần đầu tiên trước 2 tháng, vì tỷ lệ thụ thai thường thấp.
TINLIÊN QUAN
Tránh tác hại của nhiệt độ trong sản xuất thức ăn (TĂ) gia súc
Nguyên tắc khi sử dụng vaccine
Các loại vaccin dùng trong chăn nuôi
Quản lý vắc – xin dịch tả heo
PENICILLIN
Tetracylin
Phương pháp sử dụng kháng sinh Streptomycin
Phương pháp dùng kháng sinh
Những điều cần biết khi dùng kháng sinh
Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh
Mục tiêu của nhà chọn giống
Phương pháp chọn giống
Hướng dẫn chọn nọc giống cho nhà chăn nuôi
Các hệ thống lai trong chăn nuôi heo
Các nguyên lý về giống và di truyền
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS)
Bệnh bại liệt trước khi sinh
Bệnh nhiễm ký sinh trùng
Quản lý trại đẻ
Tiêu chuẩn VIETGAHP
Vai trò của nước trong chăn nuôi heo
Chăm sóc heo nái nuôi con
Chăm sóc nái mang thai