Chăm sóc heo nái nuôi con
1. Chuồng trại
Chuồng nuôi đảm bảo yên tĩnh, khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, có rác khô độn chuồng (nhất là mùa đông) và rác khô thay hàng ngày. Sưởi ấm cho heo con trong tuần đầu mới đẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo: tuần tuổi đầu là 32 - 34 oC, tuần thứ 2 là 30 - 32 oC, tuần 3 là 28 - 30 oC; Độ ẩm thích hợp là 65 - 70%. Heo ngoại tốt nhất nên dùng chuồng lồng để nuôi.
2. Cố định đầu vú, cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt
Vì những vú vùng ngực thường có sản lượng và chất lượng sữa tốt hơn các vú vùng bụng, nên khi cho bú lần đầu sau khi đỡ đẻ, ta chọn con nhỏ, con yếu cho bú các vú vùng ngực, con lớn, con khỏe cho bú vùng sau bụng để sau này đàn con đồng đều. Phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, vì sữa đầu có hàm lượng VCK cao, dinh dưỡng cao hơn sữa thường, đặc biệt trong sữa đầu còn có chất kháng thể g globulin mà trong sữa thường không có hoặc hàm lượng không đáng kể. Vì vậy khi cho heo con bú sữa đầu sớm, sớm tiếp nhận được kháng thể g globulin để sớm chống được bệnh trong đời sống cá thể heo con, tẩy rửa "cứt su", đồng thời sớm tiếp nhận được dinh dưỡng, chống giảm đường huyết ở heo con. Do đó quy trình quy định cho bú sữa đầu chậm nhất 1 giờ sau khi đẻ hay càng sớm càng tốt.
3. Tiêm dextran Fe cho heo con
Hàm lượng Fe trong máu heo con giảm nhanh sau khi đẻ, trong khi hàm lượng Fe cung cấp từ sữa heo mẹ quá thấp so với nhu cầu sinh trưởng của heo con và chỉ đáp ứng từ 30 - 40%. Do vậy việc cung cấp thêm sắt cho heo con thông qua tiêm Dextran Fe cho heo con lúc 3 và 10 ngày tuổi là cần thiết (tiêm 1 ml/con/lần tiêm) trong qui trình nuôi dưỡng heo con theo mẹ. Đối với heo ngoại có thể tiêm 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi với liều cao (200 mg/con). Tuy nhiên lợn vẫn thường dễ mắc các bệnh về tiêu hóa mà điển hình trong giai đoạn này là bệnh heo con ỉa phân trắng. Chính vì vậy ngoài việc tiêm sắt, người chăn nuôi cần phải có chuồng trại tốt và đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp, ấm áp và khô ráo.
4. Ghép ổ cho heo con
Ở những ổ đẻ quá ít con để không lãng phí ổ đẻ của heo. Khi ghép ổ chú ý: không cho heo mẹ phát hiện được con lạ trong đàn, nên ghép vào buổi tối, có thể dùng nước mùi phun lên tất cả đàn con mới và cũ. Đồng thời những con đi ghép phải được bú sữa đầu của mẹ nó đã trước khi ghép và chú ý ghép heo con ở các ổ có tuổi tương tự.
5. Tập và bổ sung thức ăn sớm cho heo con
Đây là một tiến bộ kỹ thuật có ý nghĩa thành bại đến chăn nuôi heo nái và heo con. Tập và bổ sung thức ăn sớm có tác dụng bổ sung được phần dinh dưỡng mà sữa mẹ thiếu kể từ sau 3 tuần tiết sữa trở đi để heo con sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, đến nay nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa heo con lúc 21 ngày tuổi, từ đó việc tập ăn sớm cho heo con bú sữa có ý nghĩa rất quan trọng.
6. Tập và bổ sung thức ăn sớm cho heo con
Bổ sung thức ăn sớm có nhiều tác dụng cho cả lợn mẹ và cả heo con trong quá trình nuôi dưỡng. Vừa có tác dụng bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt theo qui luật tiết sữa của heo mẹ làm giảm sự khai thác sữa mẹ, heo mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con, sớm động dục lại sau cai con, tăng số lứa đẻ trong năm, vừa có tác dụng rèn luyện bộ máy tiêu hoá của heo con sớm hoàn thiện, sớm quen với thức ăn nhân tạo, nên khi cai sữa heo con sinh trưởng phát triênt bình thường, ít bị ỉa chảy, rối loạn tiêu hoá. Từ đó, người chăn nuôi có thể giảm chí phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
7. Vận động
Vận động có tác dụng làm cho heo khoẻ mạnh, trao đổi chất tăng, tăng tiêu hoá thức ăn, tránh bệnh bại liệt sau khi đẻ. Bên cạnh đó, vận động giúp heo con khoẻ mạnh hơn, tránh hiện tượng thiếu vitamin D. Thông thường sau khi đẻ 3 - 5 ngày, chúng ta nên cho heo con vận động tự do, tránh cho chúng vận động vào lúc thời tiết xấu. Cần chuẩn bị tốt sân bãi bằng phẳng, khô ráo và sạch sẽ. Trong sân bãi có các bể nước sạch hay vòi nước cho heo uống tự do.
Chuồng nuôi đảm bảo yên tĩnh, khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, có rác khô độn chuồng (nhất là mùa đông) và rác khô thay hàng ngày. Sưởi ấm cho heo con trong tuần đầu mới đẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo: tuần tuổi đầu là 32 - 34 oC, tuần thứ 2 là 30 - 32 oC, tuần 3 là 28 - 30 oC; Độ ẩm thích hợp là 65 - 70%. Heo ngoại tốt nhất nên dùng chuồng lồng để nuôi.
2. Cố định đầu vú, cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt
Vì những vú vùng ngực thường có sản lượng và chất lượng sữa tốt hơn các vú vùng bụng, nên khi cho bú lần đầu sau khi đỡ đẻ, ta chọn con nhỏ, con yếu cho bú các vú vùng ngực, con lớn, con khỏe cho bú vùng sau bụng để sau này đàn con đồng đều. Phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, vì sữa đầu có hàm lượng VCK cao, dinh dưỡng cao hơn sữa thường, đặc biệt trong sữa đầu còn có chất kháng thể g globulin mà trong sữa thường không có hoặc hàm lượng không đáng kể. Vì vậy khi cho heo con bú sữa đầu sớm, sớm tiếp nhận được kháng thể g globulin để sớm chống được bệnh trong đời sống cá thể heo con, tẩy rửa "cứt su", đồng thời sớm tiếp nhận được dinh dưỡng, chống giảm đường huyết ở heo con. Do đó quy trình quy định cho bú sữa đầu chậm nhất 1 giờ sau khi đẻ hay càng sớm càng tốt.
3. Tiêm dextran Fe cho heo con
Hàm lượng Fe trong máu heo con giảm nhanh sau khi đẻ, trong khi hàm lượng Fe cung cấp từ sữa heo mẹ quá thấp so với nhu cầu sinh trưởng của heo con và chỉ đáp ứng từ 30 - 40%. Do vậy việc cung cấp thêm sắt cho heo con thông qua tiêm Dextran Fe cho heo con lúc 3 và 10 ngày tuổi là cần thiết (tiêm 1 ml/con/lần tiêm) trong qui trình nuôi dưỡng heo con theo mẹ. Đối với heo ngoại có thể tiêm 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi với liều cao (200 mg/con). Tuy nhiên lợn vẫn thường dễ mắc các bệnh về tiêu hóa mà điển hình trong giai đoạn này là bệnh heo con ỉa phân trắng. Chính vì vậy ngoài việc tiêm sắt, người chăn nuôi cần phải có chuồng trại tốt và đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp, ấm áp và khô ráo.
4. Ghép ổ cho heo con
Ở những ổ đẻ quá ít con để không lãng phí ổ đẻ của heo. Khi ghép ổ chú ý: không cho heo mẹ phát hiện được con lạ trong đàn, nên ghép vào buổi tối, có thể dùng nước mùi phun lên tất cả đàn con mới và cũ. Đồng thời những con đi ghép phải được bú sữa đầu của mẹ nó đã trước khi ghép và chú ý ghép heo con ở các ổ có tuổi tương tự.
5. Tập và bổ sung thức ăn sớm cho heo con
Đây là một tiến bộ kỹ thuật có ý nghĩa thành bại đến chăn nuôi heo nái và heo con. Tập và bổ sung thức ăn sớm có tác dụng bổ sung được phần dinh dưỡng mà sữa mẹ thiếu kể từ sau 3 tuần tiết sữa trở đi để heo con sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, đến nay nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa heo con lúc 21 ngày tuổi, từ đó việc tập ăn sớm cho heo con bú sữa có ý nghĩa rất quan trọng.
6. Tập và bổ sung thức ăn sớm cho heo con
Bổ sung thức ăn sớm có nhiều tác dụng cho cả lợn mẹ và cả heo con trong quá trình nuôi dưỡng. Vừa có tác dụng bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt theo qui luật tiết sữa của heo mẹ làm giảm sự khai thác sữa mẹ, heo mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con, sớm động dục lại sau cai con, tăng số lứa đẻ trong năm, vừa có tác dụng rèn luyện bộ máy tiêu hoá của heo con sớm hoàn thiện, sớm quen với thức ăn nhân tạo, nên khi cai sữa heo con sinh trưởng phát triênt bình thường, ít bị ỉa chảy, rối loạn tiêu hoá. Từ đó, người chăn nuôi có thể giảm chí phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
7. Vận động
Vận động có tác dụng làm cho heo khoẻ mạnh, trao đổi chất tăng, tăng tiêu hoá thức ăn, tránh bệnh bại liệt sau khi đẻ. Bên cạnh đó, vận động giúp heo con khoẻ mạnh hơn, tránh hiện tượng thiếu vitamin D. Thông thường sau khi đẻ 3 - 5 ngày, chúng ta nên cho heo con vận động tự do, tránh cho chúng vận động vào lúc thời tiết xấu. Cần chuẩn bị tốt sân bãi bằng phẳng, khô ráo và sạch sẽ. Trong sân bãi có các bể nước sạch hay vòi nước cho heo uống tự do.
TINLIÊN QUAN
Tránh tác hại của nhiệt độ trong sản xuất thức ăn (TĂ) gia súc
Nguyên tắc khi sử dụng vaccine
Các loại vaccin dùng trong chăn nuôi
Quản lý vắc – xin dịch tả heo
PENICILLIN
Tetracylin
Phương pháp sử dụng kháng sinh Streptomycin
Phương pháp dùng kháng sinh
Những điều cần biết khi dùng kháng sinh
Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh
Mục tiêu của nhà chọn giống
Phương pháp chọn giống
Hướng dẫn chọn nọc giống cho nhà chăn nuôi
Các hệ thống lai trong chăn nuôi heo
Các nguyên lý về giống và di truyền
Nâng cao năng suất sinh sản bò cái
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS)
Bệnh bại liệt trước khi sinh
Bệnh nhiễm ký sinh trùng
Quản lý trại đẻ
Tiêu chuẩn VIETGAHP
Vai trò của nước trong chăn nuôi heo
Chăm sóc nái mang thai