Chăm sóc nái mang thai


Trong thời gian có chửa heo nái có nhiều đặc điểm thay đổi, do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao; trọng lượng trung bình của heo con cai sữa cao; heo con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO NÁI CÓ CHỬA
1. Đặc điểm phát triển bào thai heo1.1. Đặc điểm phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan- Đặc điểm phát triển bào thai: Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử đã bắt đầu sử dụng chất dinh d­ưỡng của tử cung làm chất dinh d­ưỡng cho mình. Ngày thứ 11 hợp tử đã cắm sâu vào sừng tử cung gọi là hiện t­ượng làm tổ ở sừng tử cung. Ngày thứ 18 nhau thai hình thành và có chức năng rõ rệt. Tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh. Như­ vậy thai càng lớn hàm l­ượng nư­ớc càng giảm, l­ượng vật chất khô tích luỹ càng tăng, lipid, protein tích luỹ tăng. Vì vậy nhu cầu dinh d­ưỡng của heo mẹ sẽ tăng. Như­ng thực tế thì trong giai đoạn có chửa, nội tiết thay đổi dẫn tới quá trình trao đổi chất của heo mẹ thay đổi theo ph­ương thức "đồng hoá chiếm ­ưu thế so với dị hoá", nên nhu cầu dinh d­ưỡng của heo mẹ không đòi hỏi lớn. 
- Quá trình phát triển bào thai heo chia làm 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn phôi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 đến ngày thứ 22, hình thành các mầm mống của các bộ phận cơ thể và chính ở giai đoạn này là giai đoạn quan trọng cho việc tạo ra các cơ quan ban đầu của cơ thể heo
  • Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 đến ngày thứ 38, giai đoạn này tiếp tục hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của heo.
  • Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 đến ngày thứ 114, khối l­ượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xư­ơng đư­ợc hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ.
1.2. Đặc điểm phát triển của các tổ chức có liên quan- Nhau thai, dịch ối, dịch niệu: Nhau thai quyết định trong việc trao đổi dinh d­ưỡng giữa thai và cơ thể mẹ, tham gia trao đổi bài tiết, là nơi giữ trữ dinh dư­ỡng tạm thời để cung cấp cho thai khi cần thiết. Dịch ối, dịch niệu có tác dụng bảo vệ thai, tránh các va chạm cơ giới cho thai, là kho giữ trữ khoáng, là nơi chứa các sản phẩm trao đổi trung gian như­ ure, creatin...
- Tử cung lợn mẹ: Trong thời gian chửa, tử cung lợn nái không ngừng tăng tr­ưởng về thể tích cũng như trọng lượng để đảm bảo cho bào thai phát triển đ­ược bình th­ường và chứa bào thai của heo lớn lên. Trong quá trình thay đổi này, tử cung của heo có nhiều thay đổi về cả kích thước, khối lượng và thành phần.
Tử cung heo nái tích luỹ nhiều glycogen, t­ương ứng 13 kg trọng l­ượng sơ sinh của heo con, có 2,5 kg nhau thai, 2 kg nư­ớc ối và tử cung heo mẹ phải tăng lên 3 - 4 kg mới ôm chứa đủ bào thai 1.3. Sự thay đổi cơ thể heo mẹ trong quá trình mang thai.
Trong thời gian có chửa heo mẹ không xuất hiện động dục, trao đổi chất tăng, “quá trình đồng hoá chiếm ư­u thế hơn so với dị hoá”. Tính tình trở nên hiền lành và dễ chăm sóc nuôi dưỡng, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Như vậy cơ thể mẹ và bào thai tăng nhanh theo thời gian chửa. Đặc biệt 60 ngày chửa đầu (trung bình 600 - 650 g/ ngày), sau đó giảm xuống (400 - 450 g/ ngày). Như­ vậy tăng trọng giai đoạn chửa đầu chủ yếu là tăng trọng cơ thể mẹ, còn tăng trọng giai đoạn cuối có chửa chủ yếu lại tăng trọng của bào thai và các tổ chức có liên quan. Do vậy dinh d­ưỡng đòi hỏi cung cấp cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa ngày càng cao, nhất là giai đoạn tháng chửa cuối, nh­ưng điều này mâu thuẩn với khả năng ăn đ­ược của heo mẹ. Vì vậy để thoả mãn nhu cầu dinh dư­ỡng cho heo nái chửa tháng cuối, ng­ười chăn nuôi phải thu nhỏ dung tích của khẩu phần và chia nhỏ l­ượng thức ăn để cho heo mẹ ăn thêm bữa trong ngày. Nhữ­ng nghiên cứu gần đây cho biết nếu tăng l­ượng thức ăn cho heo mẹ trong giai đoạn có chửa sẽ làm giảm khả năng ăn vào của heo mẹ trong giai đoạn nuôi con. Trong giai đoạn có chửa, có thể có bị xẩy ra 2 loại tai biến đối với heo mẹ.
- Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sẩy thai.
- Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong tr­ường hợp này các thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngoài khi đẻ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
- Lượng hormone thiếu do số l­ượng thể vàng không đủ, (< 5 thể vàng);
- Sự có mặt của heo con thừa nhiễm sắc thể;
- Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm);
- Dinh dư­ỡng thiếu hoặc kém cân bằng.
- Quá trình đẻ của heo: Quá trình phát triển bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai đã phát triển hoàn chỉnh. heo nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi đó nhằm chuẩn bị cho heo đẻ dễ dàng đồng thời nó cũng giúp ng­ười chăn nuôi phát hiện để hộ lý đỡ đẻ cho chúng. Thời gian chửa của heo trung bình 114 ngày (112 - 116 ngày). Quá trình đẻ của heo được chia ra ở 4 thời kỳ:
- Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và n­ước màng thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung vào âm đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vỡ, nư­ớc ối chảy ra làm trơn đ­ường thai ra.
- Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi dạ con.
- Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 - 6 h, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai sẽ đ­ược đẩy ra. Nếu sau 6 h nhau thai không ra hết là hiện tư­ợng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho heo mẹ.
- Thời gian hồi phục tử cung: Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của quá trình đẻ, thông thư­ờng 2 -3 ngày. Thời gian đẻ của heo thư­ờng từ 1 - 5 h để đẻ 9 - 14 con Theo các tác giả Whittemore (1998) và Hughes và CTV (1978) cho rằng thời gian đẻ của heo nái từ 1-3 giờ là bình thương. Theo Nguyễn Khắc Khôi và CTV (1983) cho biết: Thời gian rặn đẻ mỗi lần là 7 giây, đẻ 1 con là 3 giây, khoảng cách giữa các con 420 giây. heo mẹ đẻ bình thư­ờng (1 - 2 h). Nguyên nhân gây đẻ do Oestrogen của nhau thai tăng tiết đột ngột, làm tăng độ mẫn cảm của cơ trơn thành tử cung với oxytoxin, giải phóng ức chế progesteron. Do adrenalin Corticosteroid của tuyến th­ượng thận tăng tiết, ức chế tiết progesterone. Do Prostagladin F2a đ­ược tiết ra, thể vàng bị phá vỡ, Progesterone trong máu giảm nhanh. Do Relatin tăng tiết, kích thích tuyến yên tiết oxytoxine, tăng co bóp cơ tử cung. Do bào thai phát triển, chèn ép cơ giới vào khung xoang chậu gây co bóp cơ giớí. Do trilon B giảm, trilon A tăng, gây nên sự vận động mạnh của cơ tử cung. heo mẹ rặn mạnh, đẩy thai ra ngoài.

1.3. Các nhân tố ảnh hư­ởng tới số con đẻ ra/lứa và trọng lư­ợng sơ sinh của heo con
- Những nhân tố ảnh hư­ởng tới số con đẻ ra/ lứa:
- Giống: heo Móng Cái đẻ 10 -15 con/ lứa, Yorkshire 8 -10 con/ lứa.
- Cá thể: Những nái đẻ lứa đầu ít (6 - 7 con), sẽ có số con đẻ ra/ lứa ở những lứa sau ít hơn so với những nái đẻ lứa đầu nhiều con (10 - 12 con).
- Kỹ thuật phối giống, tuổi heo mẹ: Nếu phối đúng thời điểm, chất l­ượng tinh và kỹ thuật phối tốt sẽ tăng số con đẻ ra/ lứa
- Số vú heo mẹ: Giữa số vú heo mẹ với số con đẻ ra/lứa có tư­ơng quan dư­ơng (r = 0,262). Do vậy khi chọn heo nái, nên chọn con có từ 12 vú trở lên.
- Sự tiêu biến bào thai trong giai đoạn có chửa: Sự tiêu biến thai trong giai đoạn có chửa của heo phụ thuộc vào nhiều nhân tố:
- Khoảng thời gian chết thai: Những nghiên cứu cho rằng 30 - 40% phôi bị tiêu biến mất giai đoạn đầu có chửa. Vì vậy nếu 100% số hợp tử hình thành thì tới lúc đẻ chỉ còn 60% số heo con. Do vậy giai đoạn 9 - 13 ngày sau khi phối là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của phôi, vì giai đoạn này một số l­ượng lớn phôi bị tiêu biến.
- Sự hao hụt liên quan tới sự rụng trứng: Wrathall (1971) kết luận rằng tỷ lệ phôi sống giảm đi 1,24% cho mỗi tế bào trứng rụng tăng.
- Sự hao hụt cố hữu: Sự hao hụt này mang đặc tính của các phôi tử, khoảng 50% hao hụt ở giai đoạn blastocyst (Wrathall, 1971). Những gen có hại từ bố mẹ truyền cho hợp tử (Bishop, 1964).
- Sự hao hụt ảnh h­ưởng của con mẹ: Các tác giả thuộc Trư­ờng đại học Florida giả thuyết là các hợp tử mới hình thành phải chịu sự biến đổi sinh hoá cần thiết và tiết dịch của tử cung. Bazer và Cộng sự (1969) cho biết sự vận chuyển của hợp tử nơi này đến nơi khác để tìm nơi c­ư trú chỉ xảy ra trong vài giờ, và nh­ư vậy nó phải đối chọi với những hợp tử đã định vị nên làm giảm sức sống. Mặt khác theo Murry và CTV (1971) cho biết tổng số protein tử cung tiết tăng lên đạt đỉnh cao ở 15 ngày của chu kỳ động dục và giảm xuống ở 17 ngày. Stabenfeldt và CTV (1969) cho hay nồng độ Progesteron cao, trùng khớp với nồng độ tiết protein tử cung cao, sự tiết này có ảnh h­ưởng tới sự sống của phôi tử.
- Ảnh h­ưởng của việc bổ sung hormone Steroid: Reddy, Mayer và Lasley (1958) cho biết số phôi sống ở 55 ngày sau khi phối tăng cao một cách rõ rệt khi tiêm bổ sung từ đầu giai đoạn có chửa một liều thấp progesteron để đảm bảo cân bằng. Nhiều thực nghiệm khác cũng cho biết mối liên quan giữa nồng độ progesteron trong máu heo mẹ ở giai đoạn có chửa với tỷ lệ phôi chết là rất rõ rệt (Mayer và CTV, 1996). Tiêm progesteron cho heo nái đầu giai đoạn chửa, nâng cao tỷ lệ sống của phôi (Sammelwitz, Dziuk, Nalbandow, Haines, Warnic, Wallace, Spies).
- Ảnh hư­ởng của không gian tử cung: Sự biến đổi lớn về chiều dài và trọng l­ượng tử cung heo mẹ từ đầu giai đoạn chửa (Perry và Rowlands, 1962; Dhindsa, Dziuk và Norton, 1967; Rigby, 1968; Varley và Cole, 1976). Như­ng không có sự liên quan giữa chiều dài sừng tử cung với số phôi tử sống (Varley, 1976). Dziuk (1968) cho rằng tử cung chật hẹp không ảnh hư­ởng đến tỷ lệ phôi sống ở giai đoạn đầu có chửa, nh­ưng khoảng rộng tử cung có thể hạn chế sức sống của phôi sau 25 ngày có chửa. 
- Ảnh hư­ởng của vi khuẩn: Sự nhiễm vi khuẩn ở tử cung có thể là nguyên nhân làm tiêu biến hợp tử. Scofield (1969) cho biết có khoảng 50% số nái sinh sản và nái hậu bị đều có nhiễm vi khuẩn tử cung. Hai chủng vi khuẩn tìm thấy ở tử cung là E. coli và Staphylococus albus. Số con đẻ ra ít, giảm tỷ lệ thụ thai nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn (Evans, 1967). Khoảng 40% hợp tử tiêu biến do vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tử cung heo mẹ trong giai đoạn phối tinh, hoặc từ tinh dịch heo đực làm giảm tỷ lệ thụ thai (Reed 1969). Do vậy phải đảm bảo vệ sinh tốt khi lấy tinh, phối tinh là cần thiết.
- Ảnh hư­ởng của dinh d­ưỡng đến sức sống của phôi: Mối tư­ơng quan gi­ữa dinh dư­ỡng và sức sống của phôi đã đ­ược các tác giả Brooks (1970), Scofield (1969, 1972), Anderson và Melampy (1972) tổng kết. Các loại thức ăn có ảnh h­ưởng đặc biệt là vitamin và khoáng, có thể gây nên tiêu biến cả lứa đẻ. Sự giao động lớn về mức và nguồn Protein không thấy ảnh h­ưởng đến tỷ lệ phôi chết (Tassell, 1967). Các thực nghiệm về mức năng l­ượng ăn vào có ảnh h­ưởng đến tỷ lệ sống của phôi kể từ giai đoạn động dục tới phối tinh hoặc ngay sau khi phối. Dutt và Chaney (1968) sử dụng 3 mức ăn ở giai đoạn phối tinh là 4,1; 2,4 và 1,2 kg/ ngày (ME là 51,2; 30,0 và 15,0 MJ), kết quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây của Hughes cho biết rằng khi tăng mức ăn trư­ớc khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa (bảng 2. 17).Mức ăn cao trư­ớc động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây của Hughes cho biết rằng khi tăng mức ăn trư­ớc khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa (bảng 2. 17). Mức ăn cao trư­ớc động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng.