Các hệ thống lai trong chăn nuôi heo
Muốn
chọn lọc lợn đực giống tốt chúng ta cần phải dựa vào khả năng sản xuất
của các thế hệ: Trong mỗi thế hệ cần phải chú ý xem xét kỹ về ngoại hình
thể chất, sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất của cá thể đang áp
dụng chọn lọc.
Nhân giống là bước tiếp của công tác chọn lọc và cải tiến di truyền, có thể người làm công tác giống cải tiến giống trên cơ sở các giống heo đã có hay có thể nhập các nguồn gen quí và tốt. Từ đó, người chăn nuôi tiến hành các phương pháp nhân giống để tạo ra đàn heo giống tốt cung cấp cho các trại .
1. Nhân giống thuần chủng
- Là phương pháp chọn con đực và cái trong cùng một giống cho giao phối với nhau tạo ra đàn con có mang hoàn toàn các đặc điểm giống như cha mẹ. Ví dụ : Đực Yorkshire x cái Yorkshire tạo ra đàn con Yorkshire thuần... Với cách này, người chăn nuôi có thể nhập các giống ngoại tốt và tạo ra đàn con thuần chủng ở nước ta. Cũng thông qua phương pháp này chúng ta có thể chọn các đực và cái của các dòng heo khác nhau trong cùng một giống cho dao dòng và kết quả sẽ được thế hệ con tốt hơn bố mẹ. Để tăng về số lượng cá thể của một giống ta chỉ có một cách duy nhất là cho các cá thể trong cùng một giống giao phối với nhau. Phương pháp này được gọi là nhân giống thuần chủng. Tùy loại giống mà nó có thể là:
- Làm thế nào việc nhân giống thuần chủng vẫn được tiến hành mà hạn chế được hiện tượng suy hoá cận huyết do đồng huyết gây nên? Điều quan trọng nhất và trước hết phải làm là chọn lọc các cá thể tốt và có kế hoạch ghép đôi giao phối cụ thể, khi các thế hệ con được sinh ra thì kiểm tra theo dõi kỹ và chọn lọc loại thải ngay các cá thể có biểu hiện suy hoá cận huyết. Điều quan trọng thứ hai là phải chú ý nuôi dưỡng thật tốt - theo đúng nhu cầu về dinh dưỡng và các tiêu chuẩn khác nhằm làm cho tiềm năng di truyền của các cá thể có thể được bộc lộ ở mức cao nhất.
- Trong quá trình tạo giống người ta thường chú ý tách giống ra thành các nhóm có những đặc điểm khác nhau nhất định, mỗi nhóm như vậy được gọi là một dòng của giống. Khi một giống mới được hình thành và tạo ra thì cần tách ra được ít nhất là 3-5 dòng khác nhau. Vì vậy khi cho các cá thể trong cùng một dòng giao phối với nhau để tăng nhanh về số lượng cá thể thì gọi là nhân giống thuần chủng theo dòng. Nhân giống thuần chủng theo dòng cũng sẽ xẩy ra các hiện tượng và hậu quả tương tự như nhân giống thuần chủng, nhiều khi còn ở mức độ cao hơn, vì vậy mọi công việc tiếp theo sau khi các thế hệ sau ra đời thì phải thực hiện giống như nhân giống thuần chủng và ở mức độ chặt chẽ, khắt khe hơn. Mục tiêu quan trọng của công tác nhân giống thuần chủng là để giữ các giống thuần và để bảo tồn vốn gen của các giống vật nuôi.
2. Nhân giống tạp giao (hai giống trở lên)
- Đây là phương pháp lai tạo, trong chăn nuôi heo chúng ta có thế sử dụng các phương pháp lai tạo khác nhau :
Nhân giống là bước tiếp của công tác chọn lọc và cải tiến di truyền, có thể người làm công tác giống cải tiến giống trên cơ sở các giống heo đã có hay có thể nhập các nguồn gen quí và tốt. Từ đó, người chăn nuôi tiến hành các phương pháp nhân giống để tạo ra đàn heo giống tốt cung cấp cho các trại .
1. Nhân giống thuần chủng
- Là phương pháp chọn con đực và cái trong cùng một giống cho giao phối với nhau tạo ra đàn con có mang hoàn toàn các đặc điểm giống như cha mẹ. Ví dụ : Đực Yorkshire x cái Yorkshire tạo ra đàn con Yorkshire thuần... Với cách này, người chăn nuôi có thể nhập các giống ngoại tốt và tạo ra đàn con thuần chủng ở nước ta. Cũng thông qua phương pháp này chúng ta có thể chọn các đực và cái của các dòng heo khác nhau trong cùng một giống cho dao dòng và kết quả sẽ được thế hệ con tốt hơn bố mẹ. Để tăng về số lượng cá thể của một giống ta chỉ có một cách duy nhất là cho các cá thể trong cùng một giống giao phối với nhau. Phương pháp này được gọi là nhân giống thuần chủng. Tùy loại giống mà nó có thể là:
- Nhân giống thuần chủng địa phương,
- Nhân giống thuần chủng nhập ngoại,
- Nhân giống thuần chủng mới tạo thành.
- Làm thế nào việc nhân giống thuần chủng vẫn được tiến hành mà hạn chế được hiện tượng suy hoá cận huyết do đồng huyết gây nên? Điều quan trọng nhất và trước hết phải làm là chọn lọc các cá thể tốt và có kế hoạch ghép đôi giao phối cụ thể, khi các thế hệ con được sinh ra thì kiểm tra theo dõi kỹ và chọn lọc loại thải ngay các cá thể có biểu hiện suy hoá cận huyết. Điều quan trọng thứ hai là phải chú ý nuôi dưỡng thật tốt - theo đúng nhu cầu về dinh dưỡng và các tiêu chuẩn khác nhằm làm cho tiềm năng di truyền của các cá thể có thể được bộc lộ ở mức cao nhất.
- Trong quá trình tạo giống người ta thường chú ý tách giống ra thành các nhóm có những đặc điểm khác nhau nhất định, mỗi nhóm như vậy được gọi là một dòng của giống. Khi một giống mới được hình thành và tạo ra thì cần tách ra được ít nhất là 3-5 dòng khác nhau. Vì vậy khi cho các cá thể trong cùng một dòng giao phối với nhau để tăng nhanh về số lượng cá thể thì gọi là nhân giống thuần chủng theo dòng. Nhân giống thuần chủng theo dòng cũng sẽ xẩy ra các hiện tượng và hậu quả tương tự như nhân giống thuần chủng, nhiều khi còn ở mức độ cao hơn, vì vậy mọi công việc tiếp theo sau khi các thế hệ sau ra đời thì phải thực hiện giống như nhân giống thuần chủng và ở mức độ chặt chẽ, khắt khe hơn. Mục tiêu quan trọng của công tác nhân giống thuần chủng là để giữ các giống thuần và để bảo tồn vốn gen của các giống vật nuôi.
2. Nhân giống tạp giao (hai giống trở lên)
- Đây là phương pháp lai tạo, trong chăn nuôi heo chúng ta có thế sử dụng các phương pháp lai tạo khác nhau :
- Lai kinh tế (tạo F1): Cho hai giống khác nhau kết hợp với nhau, các con sinh ra được đem nuôi thương phẩm, không giữ lại làm giống. Đây là phép lai đơn giản nhất, phổ biến nhất, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh nhất. Công thức phổ biến nhất là cho một giống nội (thường là con cái) lai với một giống ngoại (thường là con đực) như (Landrace x A), thế hệ con sinh ra (F1) có ưu thế lai cao để nuôi lấy thịt. Người ta cũng có thể tổ chức lai kinh tế phức tạp nhiều giống (thường là 4 giống). Người ta đồng thời chia 4 giống thành 2 cặp lai để tạo ra con lai F1 (PiDu x LY), sau đó cho hai nhóm con lai F1 lai với nhau tạo ra con lai F2 và các con lai F2 này cũng chỉ được đem nuôi thương phẩm.
- Lai cải tiến: Khi chúng ta có một giống heo đã khá hoàn chỉnh đã có được nhiều đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần phải cải tiến để giống heo trở nên hoàn thiện theo yêu cầu của con người. Trong trường hợp này người ta chọn một giống có các đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống ta có để cho lai với giống ta đang có (giống bị cải tiến). Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F1), sau đó người ta cho con lai F1 lai trở lại với giống bị cải tiến một hoặc nhiều lần, đồng thời ta phải tiến hành kiểm tra đánh giá các tính trạng đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu đề ra. Khi nào các tính trạng cần cải tiến đạt yêu cầu thì ngừng ngay việc lai, tiến hành cho tự giao để cố định tính trạng đến khi các con mới đã có tính ổn định thì nhân rộng chúng ra. Trong giống cải tiến thì tỷ lệ máu của giống đi cải tiến thường rất thấp (chỉ 1/4 đến 1/8) giống bị cải tiến là 3/4 - 7/8.
- Lai cải tạo: Khi chúng ta có một giống lợn có được một số đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều đặc điểm chưa tốt cần phải cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện theo yêu cầu của người sử dụng. Trong trường hợp này người ta chọn một giống heo có các đặc điểm tốt tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống ta có để cho lai với giống heo ta đang có . Giống bị cải tạo được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F1), sau đó người ta cho con lai F1 lai trở lại với giống đi cải tạo một hoặc nhiều lần, đồng thời ta phải tiến hành kiểm tra/đánh giá các tính trạng đang muốn cải tạo, chọn lọc những cá thể đạt theo yêu cầu đề ra. Khi nào các tính trạng cần cải tạo đạt yêu cầu thì ngừng ngay việc lai, tiến hành cho tự giao để cố định tính trạng đến khi các con mới đã có tính ổn định thì nhân rộng chúng ra. Trong giống cải tạo thì tỷ lệ máu của giống bị cải tạo thường rất thấp (chỉ 1/4 đến 1/8) và giống đi cải tạo là 3/4 - 7/8.
- Lai luân phiên hay lai nhiều giống/lai tạo giống: Trong phép lai này người ta sử dùng nhiều hơn hai giống cho lai tạo với nhau (có thể là 3, 4 giống hay nhiều giống hơn nữa). Người ta lần lượt cho các giống tham gia vào tổ hợp lai, mỗi giống có thể được tham gia một, hai hay nhiều lần trong quá trình lai. Trong quá trình lai người ta theo dõi/kiểm tra các sản phẩm tạo ra để chọn lọc lấy những cá thể đạt yêu cầu để tiếp tục lai cho đến khi có được một tổ hợp lai như ý muốn. Đến đây người ta ngừng công việc lai, tiến hành chọn lấy các cá thể tốt cho chúng tự giao với nhau để cố định các đặc điểm/tính trạng và hình thành giống mới
RELATE NEWS
Tránh tác hại của nhiệt độ trong sản xuất thức ăn (TĂ) gia súc
Nguyên tắc khi sử dụng vaccine
Các loại vaccin dùng trong chăn nuôi
Quản lý vắc – xin dịch tả heo
PENICILLIN
Tetracylin
Phương pháp sử dụng kháng sinh Streptomycin
Phương pháp dùng kháng sinh
Những điều cần biết khi dùng kháng sinh
Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh
Mục tiêu của nhà chọn giống
Phương pháp chọn giống
Hướng dẫn chọn nọc giống cho nhà chăn nuôi
Các nguyên lý về giống và di truyền
Nâng cao năng suất sinh sản bò cái
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS)
Bệnh bại liệt trước khi sinh
Bệnh nhiễm ký sinh trùng
Quản lý trại đẻ
Tiêu chuẩn VIETGAHP
Vai trò của nước trong chăn nuôi heo
Chăm sóc heo nái nuôi con
Chăm sóc nái mang thai