Nghiên cứu về sự thay đổi trọng lượng của lợn
Những thay đổi về trọng lượng của lợn tạo ra một thách thức lớn cho các
nhà chăn nuôi và công tác nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này vẫn đang tiếp
tục được thực hiện nhằm khám phá cách thức để giảm và quản lý các biến
số này.
Tại viện nghiên cứu sinh học và nông phẩm (AFBI), Hillsborough, từng
con lợn đã được đo trọng lượng trong nhiều năm và đã có một bộ dữ liệu
rất lớn được tập hợp. Với nguồn kinh phí từ Công ty dinh dưỡng Devenish,
có thể khai thác những dữ liệu này để hiểu hơn về các yếu tố có thể làm
giảm trọng lượng của lợn.
Hai lĩnh vực chính được xem xét bao gồm trọng lượng ban đầu của lợn trong chuồng trại và trọng lượng của lợn sơ sinh.
Bảng 1. Tỉ lệ phần trăm lợn đạt trọng lượng trên 7kg, 8kg, 8,5kg hoặc 9kg (khi sinh ra có cân nặng khác nhau)
Các thống kê này bác bỏ quan niệm cho rằng một con lợn khi sinh ra còi
cọc luôn luôn là một con lợn còi cọc sau này. Trong phạm vi nghiên cứu
này, lợn có trọng lượng thấp sẽ không nhận được sự quan tâm chăm sóc đặc
biệt và vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao 28% lợn mới sinh có trọng lượng
thấp sau đó lại đạt năng suất cao. Tuy nhiên, các dữ liệu đã chứng minh
rằng một vài con lợn trọng lượng thấp lúc mới sinh tiềm ẩn khả năng
phát triển tốt tại thời kỳ trước khi cho cai sữa và có thể đạt được
trọng lượng chấp nhận được ở thời kỳ cai sữa. Kế hoạch nghiên cứu sắp
tới sẽ tập trung vào việc xác định nguyên nhân những con lợn có trọng
lượng thấp lại đạt năng suất cao và liệu nhiều lợn hơn có trọng lượng
thấp được quản lý có thể đạt được trọng lượng tại thời kỳ cai sữa tốt
hơn không.
T.P. (Theo pigprogress)
Nguồn: www.agroviet.gov.vn
Hai lĩnh vực chính được xem xét bao gồm trọng lượng ban đầu của lợn trong chuồng trại và trọng lượng của lợn sơ sinh.
Bảng 1. Tỉ lệ phần trăm lợn đạt trọng lượng trên 7kg, 8kg, 8,5kg hoặc 9kg (khi sinh ra có cân nặng khác nhau)
T.P. (Theo pigprogress)
Nguồn: www.agroviet.gov.vn