Quản lý trại đẻ


Nếu tổng số con đẻ ra là 13 con, để đạt 11 con cai sữa nặng trên 6 kg (85%) thì phải quản lý số heo con chết dưới 8%. Tiến hành đở đẻ cho heo đúng kỹ thuật. Nái lứa đầu để tuyến vú phát triển tối đa nên cho nuôi khoảng 12 heo con khỏe mạnh. Sau khi sinh từ 3 – 4 ngày cần cho nái nuôi con ăn không giới hạn, cho lượng cám ăn tăng dần dần sao cho đến ngày thứ mười là đạt cao nhất, và cố duy trì không cho lượng cám ăn giảm xuống cho đến ngày cai sữa (tiêu chuẩn: thời gian nuôi con tính 20 ngày).
1. Quản lý trước khi đẻ
Trại đẻ nên áp dụng phương pháp “cùng vào, cùng ra”. Sau khi tất cả nái “cùng ra ” tiến hành vệ sinh, tiêu độc, giữ khô và nhập heo vào chờ đẻ.
Sau khi vệ sinh phải dành thời gian cho chuồng khô ráo.
Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ lót chuồng, đặc biệt nếu heo con bị tiêu chảy cần vệ sinh tiêu độc kỹ hơn (ngâm trong thuốc sát trùng trong một đêm).
Quạt, đèn, núm uống và máng ăn đều phải kiểm tra kỹ trước khi nhập heo nái vào.
Nái trước khi đẻ ngày cho ăn 2 lần ( sáng và chiều) khoảng 1 kg.
2. Biện pháp kích thích sinh
a.Các trường hợp dưới đây, không khuyến cáo áp dụng các biện pháp kích thích sinh.
Quá trình đẻ đã bắt đầu trước đó (hành động của nái, tiết ra dịch nhờn, co bóp tử cung).
Mang thai trước 115 ngày, so sánh heo con từ mẹ áp dụng biện pháp kích thích sinh sớm so với heo con sinh tự nhiên thì chúng có trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa nhỏ hơn, tỷ lệ chết trước khi cai sữa cao hơn (thời gian mang thai trung bình là 115 – 116 ngày).
Trong quá trình sinh, không có nhân viên đỡ đẻ.
b.Mục đích của việc sử dụng các biện pháp kích thích là tăng thời gian heo sinh có được sự trợ đẻ của nhân viên.
3. Đỡ đẻ
Nái đẻ trên 5 lứa, nái đau chânm nái béo phì thì mỗi 20 phút phải kiểm tra một lần. Nái lứa thấp và nái bình thường thì mỗi 40 phút kiểm tra (ghi vào bảng tên của nái, thời gian – số đẻ - số con chết, chết khô).
Trước khi móc heo, hoặc làm các động tác khác cần vệ sinh sạch phân heo ở chuồng.
Xoa dầu bôi trơn vào bao tay. Phải kiên nhẫn, nếu heo con có thể được đẻ ra tì không cần móc quá sâu. Nếu như sờ không thấy heo con ở bên ngoài, ta chờ 10 – 20 phút để chờ tử cung nái co bóp đẩy heo ra ngoài. Nếu như không thấy gì diễn ra ta cho ty thọc vào sauu hơn.
Trường hợp bắt buộc phải sử dụng oxytocin. Oxytocin được sử dụng trong trường hợp nái mệt không rặn được heo hoặc heo con bị kẹt. nái bình th]ờng dưới 5 lứa không nên sử dụng.
Mỗi lần đẻ chỉ được chính oxytocin 2 lần, khoảng cách tối thiểu 2 lần chích phải là 2 tiếng, liều lượng mỗi lần chích không quá 10 IU.
Oxytocin được sử dụng sau khi nái đẻ hơn phân nửa số con sẽ an toàn hơn (không chích khi nái chưa đẻ đến con thứ 6).
4. Quản lý heo con mới sinh
Nhiệt độ ở khu vực dưới đèn úm phải từ 32 – 35oC.
Heo con khi mới sinh cần lấy khăn lau sạch, làm khô và bỏ dưới đèn úm. Quản lý tốt lúc heo con mới sinh sẽ làm giảm tối đa heo con còi.
Cho bú sữa đầu đầy đủ. Chuẩn bị ghép bầy (áp dụng trong trường hợp nếu nái đẻ trên 12 con. Không tiến hành nếu đã quá 12 tiếng sau khi đẻ).
Để tiến hành ghép bầy ta chia bầy heo thành 2 loại con lớn và con nhỏ. Những con lớn ta cho vao đèn úm và con nhỏ cho bú sữa trước (những con đẻ r trước đã bú nhiều sữa đầu có thể bỏ trong đèn úm – cần đánh số thứ tự sinh trên lưng).
Cần phải đếm số lượng vú có thể sử dụng của nái, ghi trên bảng tên để quyết định số heo con theo mẹ.
Tận dụng tối đa lượng sữa của nái.
Nếu số con nuôi ít hơn số vú có thể sử dụng của nái cần ghép bầy.
Phải chuẩn bị trước để chăm sóc khoảng 5% là heo con còi yếu.
5. Quản lý cấp cám cho nái nuôi con
Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy lượng cám ăn vào giảm sút:
- Bệnh của nái hoặc heo con.
- Nhiệt độ trại đẻ quá cao.
- Không cung cấp nước sạch.
- Không tiếp cận được với cám hoặc cám không ngon (bị nấm mốc).
- Vấn đề về chân
Để giải quyết những vấn đề phát sinh cần kiểm tra heo con và heo mẹ. sau khi sinh khoảng 2 – 3 ngày cần kiểm tra cẩn thận nái và heo con. Mỗi ngày cần cho nái ăn cám tươi và uống nước sạch. Khi cần thiết phải nhanh chóng điều trị cho nái hoặc heo con.
Phương pháp cấp cám:
Vào ngày sinh hoặc có dấu hiệu sinh, không cho nái ăn cám. Tuy nhiên nếu đến chiều ngày đó vẫn chưa sinh thì ta cấp cám ngày 2 lần mỗi lần một ký. Khi nhìn thấy dấu hệu sinh phải ngưng cấp cám ngay lập tức.
Ngày thứ 2 sau khi sinh, mỗi ngày cho ăn từ 1,5 – 2.0 kg chia làm 2 lần.
Ngày thứ 3, cho ăn 3 kg chia làm 2 lần.
Ngày thứ 4, cho ăn 3,6 kg chia làm 2 lần.
Kể từ ngày thứ 5 trở đi cho ăn không giới hạn. Thế nhưng trên thực tế, lượng cám nái ăn sẽ tăng dần từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sẽ đạt mức cao nhất (lý tưởng là 10 kg), cố gắng duy trì để mức này không giảm sút cho đến khi cai sữa thời gian nuôi con tiêu chuẩn là 20 ngày, mỗi ngày cho ăn tối thiểu từ 3 – 4 lần.
Sau khi đẻ nhanh chóng tăng lượng cám nái ăn vò: bệnh đạ dày và vấn đề về chân có thể khiến lượng cám ăn vào giảm sút. Nái bị đau sẽ giảm lượng sữa tiết gây ảnh hưởng tới heo con.
Kiểm tra thân nhiệt nái. Trong vòng 2 ngày đầu sau khi sinh nếu thân nhiệt tăng thì có nghĩa là heo đã bị viêm nhiễm. Nếu nhiệt độ trên 39,3oC cần nhanh chóng điều trị bằng kháng sinh.
Nhiệt độ trại đẻ phải điều chỉnh phù hợp với nái. Nhiệt độ sau khi đẻ trong vòng 3 ngày (ngày 1 – ngày 4) từ 21 – 23oC. Sau đó điều chỉnh xuống từ 18 – 200C. khu vực của heo con lắp đèn úm nhằm duy trì nhiệt độ sàn từ 32 – 35oC.
Kiểm tra áp lực núm uống có đạt 2 lít /phút.
Để cho nái ban đêm không bị đói lần cho ăn cuối cùng trong ngày phải thật đầy đủ. Tốt nhất là cho nái ăn mỗi ngày đạt 10 kg.
6. Sản xuất sữa
Nái lứa đầu nên cho nuôi khoảng từ 12 – 14 heo con khỏe mạnh nhằm phát triển tuyến vú lên mức tối đa. Nái lứa 2 hoặc 3 thì nuôi những heo con nhỏ.
Tối thiểu 2/3 heo con được nuôi bởi chính mẹ của chúng.
Tránh ghép bầy sau khi sinh 24 tiếng.
Cần giới hạn số lần ghép bầy bởi vì khi nái cả thấy không thoải mái sẽ giảm lượng sữa tiết ra.

Theo Pig & Pork (Biên dịch: Heo Team)
Nguồn : http://www.vcn.vnn.vn/