Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS)
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive
and Respiratory Syndrome) là một bệnh do virus, gây thiệt hại lớn về
kinh tế và được phát hiện tại Mỹ vào năm 1987. Bệnh do Nidovirales,
họ Arteviridae gây ra. Các triệu chứng thường gặp của lợn mắc bệnh bao
gồm rối loạn sinh sản, gây chết (đối với lợn con) và các biểu hiện rối
loạn hô hấp đối với lợn ở mọi lứa tuổi. PPRS được xếp vào nhóm B trong danh mục các bệnh của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới. Cho đến nay, lợn là động vật duy nhất mắc hội chứng này.
Virus gây bệnh
Virus gây bệnh
Các đại thực bào với các "chân giả" có tác dụng bắt giữ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và tiêu diệt chúng.
Hiện có các chủng gây bệnh tại Mỹ và Châu Âu. Các nghiên cứu phân tử cho thấy giữa viruss gây PRRS tại Châu Âu và Mỹ chỉ tương đồng 60% về nguyên liệu di truyền (bộ gene virus).
PRRS virus thuộc nhóm RNA virus (RNA mạch đơn). Virus mang gene mã hóa protein trung hòa kháng thể (ORF 5, khoảng 24-25 kDa), nucleocapsid (N protein khoảng 15kDa). Virus có khả năng đề kháng với nhiệt độ thấp (giữ độc lực trong thực phẩm được bảo quản lạnh).
Virus PRRS có thể xâm nhập và nhân lên trong các đại thực bào (các tế bào có tác dụng bắt và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh). Khi hình thành các virion, virus phá hủy các đại thực bào làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể.
Khi bị virus phá hủy, đại thực bào không còn các "chân giả", mất khả năng bắt giữ và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Phân bố của bệnh
Tuy được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1987 tại Mỹ nhưng một số nghiên cứu dịch tễ học cho rằng có thể bệnh đã lưu hành trước đó tại Canada. Bệnh xuất hiện ở Châu Âu vào năm 1990 và hiện đã lưu hành ở nhiều nước thuộc châu lục này. Các kiểm tra huyết thanh học và virus học cho thấy PRRS cũng đã có mặt tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Nam Mỹ, các nước vùng Ca-ri-bê... Trong những năm gần đây, bệnh đã xuất hiện tại nhiều địa phương ở nước ta. Cũng như các virus khác, virus gây PPRS cũng tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn cư trú trong cơ thể như liên cầu khuẩn tăng độc lực và gây bệnh.
Triệu chứng lâm sàng
Căn cứ vào sự biểu hiện các triệu chứng của bệnh, người ta có thể chia thành hai giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1 là biểu hiện các triệu chứng rối loạn sinh sản đối với heonái và giai đoạn hai là sự biểu hiện của các triệu chứng hô hấp. Trong khoảng 6-12 tuần sẽ có biểu hiện bệnh trong đàn heo.
Các triệu chứng trong giai đoạn 1 hay các triệu chứng sinh sản bao gồm:
· Sốt 39-40 độ;
· Bỏ ăn;
· Mệt mỏi;
· Giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra;
· Sẩy thai (tỷ lệ này có thể đến 50% trong các đàn mới bị nhiễm virus);
· Giảm tiết sữa hoặc mất sữa hoàn toàn;
· Thai khô (thai gỗ), chết thai;
· Đẻ non;
· Chậm động dục hoặc không động dục trở lại;
· Rối loạn sinh sản có thể kéo dài đến vài tháng.
Giai đoạn biểu hiện các triệu chứng hô hấp:
· Rối loạn hô hấp;
· Heo biểu hiện đau khi thở.
Các triệu chứng ở heo con:
· Tỷ lệ chết trước cai sữa cao;
· Heo gầy yếu ;
· Bỏ ăn.
Các triệu chứng thuộc giai đoạn 2 ở heo con:
· "Hắt hơi";
· Tăng tần số hô hấp, thở khó, thở đứt quãng;
· Gầy, yếu;
· Phù mắt, các nốt phồng rộp trên da;
· Tiêu chảy, đi không vững và run, đứng choãi chân.
Heo lớn có các biểu hiện sốt nhẹ, bỏ ăn. Các triệu chứng khác nhẹ hơn.
Heo đực giống có các biểu hiện giảm hưng phấn, giảm thể tích và chất lượng tinh dịch (hình thái, hoạt lực và nồng độ tinh trùng).
Bệnh tích
Đối với heo nái, ngoài các triệu chứng sẩy thai, tăng tỷ lệ thai chết, heo mắc bệnh thường không có các bệnh tích đặc thù.
Heo con thường mang bệnh tích rõ hơn heo lớn, bao gồm:
· Dịch thẩm xuất trong đướng tiêu hóa và đường hô hấp (đặc biệt trong các phế quản);
· Phù thũng;
· Thanh dịch trong xoang phúc mạc, xoang ngực, xoang phế mạc và tung cách mạc;
· Sưng hạch bạch huyết;
· Da nhiều vùng có màu xanh tím.
Chẩn đoán phân biệt
Các bệnh sau cũng có thể gây triệu chứng rối loạn sinh sản:
- Bệnh Aujeszky’s
- Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis)
- Bệnh lở mồm long móng
- Bệnh sốt heo cổ điển
- Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (do virus)
- Parvovirus
- Viêm não Nhật Bản
Các bệnh gây các triệu chứng hô hấp dễ nhầm lẫn:
- Bệnh cúm heo
- Viêm phế quản, phổi
- Viêm phổi do cúm không điển hình
Lấy mẫu bệnh phẩm và các phương pháp chẩn đoán
- Mẫu máu
- Mẫu các cơ quan: Phổi, hạch hạnh nhân, hạch bạch huyết, lách
Các phương pháp chẩn đoán:
- Phân lập trên các tế bào được nuôi cấy và xác định bằng phương pháp nhuộm miễn dịch, hóa miễn dịch hay PCR.
- Chẩn đoán huyết thanh học với mẫu huyết thanh từ heo mắc bệnh (thể cấp tính) và heo trong giai đoạn hồi phục. Các phương pháp được áp dụng bao gồm ELISA, miễn dịch huỳnh quang, immunoperoxydase monolayer assay. Kháng thể được phát hiện sau khi nhiễm 1-2 tuần: thời gian có thể phát hiện kháng thể khoảng 4 tháng sau khi bị nhiễm.
- Chẩn đoán huyết thanh học không có khả năng phân biệt được kháng nguyên hiện diện do bị nhiễm virus hay do tiêm vaccine.
Đường truyền lây
- Tiếp xúc giữa heo ốm và heo khỏe là đường truyền lây chính của bệnh nên bệnh có thể lây giữa các cá thể trong một đàn hay từ đàn này sang đàn khác (nếu heo bị bệnh được chuyển đàn, chuyển trại...). Heo mang virus có thể giải phóng virus trong thời gian 3-4 tháng gây khó khăn cho công tác theo dõi, phát hiện và khống chế bệnh.
- Tinh dịch heo mang trùng cũng có khả năng nhiễm virus vì vậy bệnh có thể truyền qua đường sinh dục.
- Các chât bài tiết như phân, nước tiểu heo bệnh cũng có khả năng có virus
- Virus cũng có thể từ heo bệnh truyền sang heo khỏe qua các dung cụ chăn nuôi.
- Virus có mặt trong hạch lâm ba, phổi với số lượng lớn hơn nhiều trong thịt và có khả năng giữa được độc lực trong điều kiện lạnh (khi giữa thức ăn). Tuy vậy, khả năng truyền bệnh do cho ăn các phụ phẩm trong quá trình giết mổ các gia súc bênh chưa được xác định. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên cách ly toàn bộ đàn heo có nguy cơ với mọi loại nguồn bệnh và không cho ăn các nội tạng từ heo nghi mắc bệnh.
Phòng chống bệnh
- Áp dụng các phương pháp phòng tránh chung đối với mọi loại bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh do virus như đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nhiệt độ chuồng nuôi, thực hiện luân chuyển chuồng và tiêu độc định kỳ, đảm bảo dinh dưỡng v.v. Làm theo hướng dẫn của cán bộ thú y trong trường hợp nghi đàn có heo nhiễm bệnh hay khi dịch đã xảy ra.
- Thực hiện quy định về kiểm dịch động vật đối với việc nhập khẩu con giống, tinh dịch
- Kiểm tra heo xuất, nhập chuồng và thực hiện vệ sinh thú y trong vận chuyển đàn
- Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh này nên công tác phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Kháng sinh có thể được dùng để phòng bội nhiễm.
- Vaccine: Hiện có hai loại vaccine là vaccine chết (được sản xuất và lưu hành tại Mỹ) và vaccine sống (sử dụng virus đã bị biến đổi).
- Không tiêm vaccine cho heo mang thai, heo trong giai đoạn nuôi để sinh sản.
Vaccine không có khả năng ngăn cản virus xâm nhập nhưng có khả năng giảm mức độ gây hại của virus.
Hiện có các chủng gây bệnh tại Mỹ và Châu Âu. Các nghiên cứu phân tử cho thấy giữa viruss gây PRRS tại Châu Âu và Mỹ chỉ tương đồng 60% về nguyên liệu di truyền (bộ gene virus).
PRRS virus thuộc nhóm RNA virus (RNA mạch đơn). Virus mang gene mã hóa protein trung hòa kháng thể (ORF 5, khoảng 24-25 kDa), nucleocapsid (N protein khoảng 15kDa). Virus có khả năng đề kháng với nhiệt độ thấp (giữ độc lực trong thực phẩm được bảo quản lạnh).
Virus PRRS có thể xâm nhập và nhân lên trong các đại thực bào (các tế bào có tác dụng bắt và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh). Khi hình thành các virion, virus phá hủy các đại thực bào làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể.
Khi bị virus phá hủy, đại thực bào không còn các "chân giả", mất khả năng bắt giữ và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Phân bố của bệnh
Tuy được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1987 tại Mỹ nhưng một số nghiên cứu dịch tễ học cho rằng có thể bệnh đã lưu hành trước đó tại Canada. Bệnh xuất hiện ở Châu Âu vào năm 1990 và hiện đã lưu hành ở nhiều nước thuộc châu lục này. Các kiểm tra huyết thanh học và virus học cho thấy PRRS cũng đã có mặt tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Nam Mỹ, các nước vùng Ca-ri-bê... Trong những năm gần đây, bệnh đã xuất hiện tại nhiều địa phương ở nước ta. Cũng như các virus khác, virus gây PPRS cũng tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn cư trú trong cơ thể như liên cầu khuẩn tăng độc lực và gây bệnh.
Triệu chứng lâm sàng
Căn cứ vào sự biểu hiện các triệu chứng của bệnh, người ta có thể chia thành hai giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1 là biểu hiện các triệu chứng rối loạn sinh sản đối với heonái và giai đoạn hai là sự biểu hiện của các triệu chứng hô hấp. Trong khoảng 6-12 tuần sẽ có biểu hiện bệnh trong đàn heo.
Các triệu chứng trong giai đoạn 1 hay các triệu chứng sinh sản bao gồm:
· Sốt 39-40 độ;
· Bỏ ăn;
· Mệt mỏi;
· Giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra;
· Sẩy thai (tỷ lệ này có thể đến 50% trong các đàn mới bị nhiễm virus);
· Giảm tiết sữa hoặc mất sữa hoàn toàn;
· Thai khô (thai gỗ), chết thai;
· Đẻ non;
· Chậm động dục hoặc không động dục trở lại;
· Rối loạn sinh sản có thể kéo dài đến vài tháng.
Giai đoạn biểu hiện các triệu chứng hô hấp:
· Rối loạn hô hấp;
· Heo biểu hiện đau khi thở.
Các triệu chứng ở heo con:
· Tỷ lệ chết trước cai sữa cao;
· Heo gầy yếu ;
· Bỏ ăn.
Các triệu chứng thuộc giai đoạn 2 ở heo con:
· "Hắt hơi";
· Tăng tần số hô hấp, thở khó, thở đứt quãng;
· Gầy, yếu;
· Phù mắt, các nốt phồng rộp trên da;
· Tiêu chảy, đi không vững và run, đứng choãi chân.
Heo lớn có các biểu hiện sốt nhẹ, bỏ ăn. Các triệu chứng khác nhẹ hơn.
Heo đực giống có các biểu hiện giảm hưng phấn, giảm thể tích và chất lượng tinh dịch (hình thái, hoạt lực và nồng độ tinh trùng).
Bệnh tích
Đối với heo nái, ngoài các triệu chứng sẩy thai, tăng tỷ lệ thai chết, heo mắc bệnh thường không có các bệnh tích đặc thù.
Heo con thường mang bệnh tích rõ hơn heo lớn, bao gồm:
· Dịch thẩm xuất trong đướng tiêu hóa và đường hô hấp (đặc biệt trong các phế quản);
· Phù thũng;
· Thanh dịch trong xoang phúc mạc, xoang ngực, xoang phế mạc và tung cách mạc;
· Sưng hạch bạch huyết;
· Da nhiều vùng có màu xanh tím.
Chẩn đoán phân biệt
Các bệnh sau cũng có thể gây triệu chứng rối loạn sinh sản:
- Bệnh Aujeszky’s
- Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis)
- Bệnh lở mồm long móng
- Bệnh sốt heo cổ điển
- Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (do virus)
- Parvovirus
- Viêm não Nhật Bản
Các bệnh gây các triệu chứng hô hấp dễ nhầm lẫn:
- Bệnh cúm heo
- Viêm phế quản, phổi
- Viêm phổi do cúm không điển hình
Lấy mẫu bệnh phẩm và các phương pháp chẩn đoán
- Mẫu máu
- Mẫu các cơ quan: Phổi, hạch hạnh nhân, hạch bạch huyết, lách
Các phương pháp chẩn đoán:
- Phân lập trên các tế bào được nuôi cấy và xác định bằng phương pháp nhuộm miễn dịch, hóa miễn dịch hay PCR.
- Chẩn đoán huyết thanh học với mẫu huyết thanh từ heo mắc bệnh (thể cấp tính) và heo trong giai đoạn hồi phục. Các phương pháp được áp dụng bao gồm ELISA, miễn dịch huỳnh quang, immunoperoxydase monolayer assay. Kháng thể được phát hiện sau khi nhiễm 1-2 tuần: thời gian có thể phát hiện kháng thể khoảng 4 tháng sau khi bị nhiễm.
- Chẩn đoán huyết thanh học không có khả năng phân biệt được kháng nguyên hiện diện do bị nhiễm virus hay do tiêm vaccine.
Đường truyền lây
- Tiếp xúc giữa heo ốm và heo khỏe là đường truyền lây chính của bệnh nên bệnh có thể lây giữa các cá thể trong một đàn hay từ đàn này sang đàn khác (nếu heo bị bệnh được chuyển đàn, chuyển trại...). Heo mang virus có thể giải phóng virus trong thời gian 3-4 tháng gây khó khăn cho công tác theo dõi, phát hiện và khống chế bệnh.
- Tinh dịch heo mang trùng cũng có khả năng nhiễm virus vì vậy bệnh có thể truyền qua đường sinh dục.
- Các chât bài tiết như phân, nước tiểu heo bệnh cũng có khả năng có virus
- Virus cũng có thể từ heo bệnh truyền sang heo khỏe qua các dung cụ chăn nuôi.
- Virus có mặt trong hạch lâm ba, phổi với số lượng lớn hơn nhiều trong thịt và có khả năng giữa được độc lực trong điều kiện lạnh (khi giữa thức ăn). Tuy vậy, khả năng truyền bệnh do cho ăn các phụ phẩm trong quá trình giết mổ các gia súc bênh chưa được xác định. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên cách ly toàn bộ đàn heo có nguy cơ với mọi loại nguồn bệnh và không cho ăn các nội tạng từ heo nghi mắc bệnh.
Phòng chống bệnh
- Áp dụng các phương pháp phòng tránh chung đối với mọi loại bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh do virus như đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nhiệt độ chuồng nuôi, thực hiện luân chuyển chuồng và tiêu độc định kỳ, đảm bảo dinh dưỡng v.v. Làm theo hướng dẫn của cán bộ thú y trong trường hợp nghi đàn có heo nhiễm bệnh hay khi dịch đã xảy ra.
- Thực hiện quy định về kiểm dịch động vật đối với việc nhập khẩu con giống, tinh dịch
- Kiểm tra heo xuất, nhập chuồng và thực hiện vệ sinh thú y trong vận chuyển đàn
- Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh này nên công tác phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Kháng sinh có thể được dùng để phòng bội nhiễm.
- Vaccine: Hiện có hai loại vaccine là vaccine chết (được sản xuất và lưu hành tại Mỹ) và vaccine sống (sử dụng virus đã bị biến đổi).
- Không tiêm vaccine cho heo mang thai, heo trong giai đoạn nuôi để sinh sản.
Vaccine không có khả năng ngăn cản virus xâm nhập nhưng có khả năng giảm mức độ gây hại của virus.
RELATE NEWS
Tránh tác hại của nhiệt độ trong sản xuất thức ăn (TĂ) gia súc
Nguyên tắc khi sử dụng vaccine
Các loại vaccin dùng trong chăn nuôi
Quản lý vắc – xin dịch tả heo
PENICILLIN
Tetracylin
Phương pháp sử dụng kháng sinh Streptomycin
Phương pháp dùng kháng sinh
Những điều cần biết khi dùng kháng sinh
Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh
Mục tiêu của nhà chọn giống
Phương pháp chọn giống
Hướng dẫn chọn nọc giống cho nhà chăn nuôi
Các hệ thống lai trong chăn nuôi heo
Các nguyên lý về giống và di truyền
Nâng cao năng suất sinh sản bò cái
Bệnh bại liệt trước khi sinh
Bệnh nhiễm ký sinh trùng
Quản lý trại đẻ
Tiêu chuẩn VIETGAHP
Vai trò của nước trong chăn nuôi heo
Chăm sóc heo nái nuôi con
Chăm sóc nái mang thai